Skip links

Đề tài nghiên cứu khoa học

CHUYỂN ĐỔI SỐ

15/07/2023 14:34
 

“Nâng cao chất lượng tổ chức, quản lý và vận hành Trang thông tin điện tử (website) của NHPT”

Để nâng cao chất lượng, khai thác hiệu quả Trang TTĐT NHPT, cần thiết để tiến hành khảo cứu, đánh giá, nhận xét và đưa ra các khuyến nghị, đề xuất cải tiến, nâng cấp Trang TTĐT NHPT là một tất yếu, cần thiết và cấp bách.
 
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất các nội dung, giải pháp cho đề án xây dựng Trang TTĐT NHPT giai đoạn 2012 – 2015 của Ngân hàng và làm cơ sở định hướng đầu tư trong các năm tiếp theo.
Đề tài được nhóm nghiên cứu xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng về tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT từ khi đi vào hoạt động đến nay (2009-2013), nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT tại một số cơ quan, đơn vị có điều kiện tương tự NHPT để đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức, quản lý và vận hành việc cung cấp thông tin trên Trang TTĐT NHPT trong giai đoạn phát triển mới, phù hợp với chiến lược phát triển của NHPT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Nhiệm vụ nghiên cứu: 
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung vào các nội dung sau:
– Hệ thống hóa các quy định có liên quan về Trang TTĐT: vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Trang TTĐT; về tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT; tiêu chí đánh giá Trang TTĐT. 
– Tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT của một số cơ quan, bộ, ngành, ngân hàng, tổ chức tín dụng. 
– Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT.
– Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số cơ quan, tổ chức; đánh giá hiện trạng công tác tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT, đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT, kiến nghị một số điều kiện, bảo đảm thực hiện các giải pháp nêu trên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT, xây dựng Trang TTĐT NHPT tích hợp đầy đủ thông tin, ứng dụng trong các lĩnh vực nghiệp vụ của NHPT, đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng, thân thiện, bảo mật… phục vụ điều hành chỉ đạo, ra quyết định của lãnh đạo các cấp trong hệ thống NHPT.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hoàn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ cập nhật, xử lý và truyền tải thông tin NHPT từ Trung ương đến địa phương bảo đảm cung cấp thông tin về NHPT, các dịch vụ, văn bản chính sách nhanh chóng, kịp thời, chính xác cho các đối tượng cần tra cứu.
Cụ thể:
– Chuẩn hóa các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu Trang TTĐT NHPT; 
– Xây dựng các giải pháp kỹ thuật phần cứng, phần mềm bảo đảm cập nhật, phân tích, tổng hợp và truyền tải thông tin về NHPT, các dịch vụ, văn bản chính sách từ Trung ương tới địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện); 
– Đào tạo, nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên cập nhật thông tin cho hệ thống Trang TTĐT NHPT.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Trang TTĐT NHPT, với các nội dung cụ thể: các hoạt động tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT và các điều kiện bảo đảm thực hiện việc hoàn thiện tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT. 
Trong quá trình nghiên cứu, để đảm bảo tính khách quan, khoa học, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát một số Cổng/Trang TTĐT sau: Cổng TTĐT Chính phủ (chinh phu.vn); Cổng TTĐT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (www.mard.gov.vn, hoặc www.bonongnghiep.gov.vn, hoặc www.agroviet.gov.vn); Cổng TTĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn); Cổng TTĐT Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn‎)‎, Cổng TTĐT Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn); Trang TTĐT Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (bidv.com.vn‎); Trang TTĐT Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (www.vietinbank.vn).
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian nghiên cứu của Đề tài được giới hạn từ khi Trang TTĐT NHPT đi vào hoạt động (tháng 3/2009) đến hết năm 2013.
Phạm vi không gian nghiên cứu của Đề tài bao gồm các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT và một số đơn vị bên ngoài có liên quan phục vụ việc nghiên cứu về tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về báo chí và các ngành khoa học khác. Ngoài ra đề tài còn dựa trên cơ sở nhận thức các vấn đề lý luận của các ngành khoa học liên quan trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, ứng dụng khoa học công nghệ…
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp công cụ sau:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tập hợp, đọc, lập phiếu để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài; phân tích các luận điểm, quan niệm của các nhà nghiên cứu, từ đó hệ thống hóa thành các vấn đề lý luận. Đây là cơ sở để tác giả hình thành nội dung chương 1 của đề tài. Đề tài có tham chiếu các văn bản, chính sách của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và quy định cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của NHPT; các đề án, dự án, chiến lược về NHPT và các văn bản khác có liên quan.
-Phương pháp khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân loại, phân tích, diễn giải, quy nạp: chúng tôi lập phiếu khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân loại, phân tích, diễn giải quy nạp hoạt động thu chi tài chính của các tạp chí trên cơ sở các tiêu chí lý thuyết đặt ra để có được các kết quả phân tích trong đề tài. Các kết quả khảo sát là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp, khuyến nghị tại Chương 3 của đề tài.
– Phương pháp điều tra xã hội học (bằng bảng hỏi an két): nhằm xác định mục đích, đối tượng, phạm vi, nội dung điều tra và tiến hành gửi mẫu bảng hỏi liên quan đến vấn đề về thực trạng, thuận lợi, khó khăn trong tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu, để có được những kết quả định tính, định lượng về vấn đề tự chủ tài chính tại các tạp chí được lựa chọn khảo sát.
– Phương pháp thảo luận nhóm: tạo lập nhóm, đưa ra chủ đề thảo luận, lựa chọn đối tượng, thời gian, địa điểm thảo luận nhóm với mục đích làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Phương pháp lập diễn đàn mạng:  Nhằm mở rộng vấn đề cần thảo luận đến nhóm công chúng rộng hơn, chúng tôi đã lập mục khảo sát và đưa một số câu hỏi theo chủ đề thảo luận trên các trang mạng xã hội nhằm thu nhận những luận điểm, ý kiến của những người quan tâm đến vấn đề nghiên cứu của nhóm tác giả để bổ sung thông tin cho đề tài.
Điểm mới của đề tài:
– Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận, kinh nghiệm về về tổ chức vận hành, quản lý TTĐT; các văn bản của Đảng, Nhà nước về internet, TTĐT; đặc biệt là việc vận dụng, áp dụng đối với các tổ chức sử dụng Trang TTĐT nói chung, với Trang TTĐT NHPT nói riêng.
– Đề tài chỉ ra thực trạng về tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT trong giai đoạn nghiên cứu.
– Đề tài đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị và giải pháp hoàn thiện tổ chức, quản lý, vận hành cung cấp thông tin trên Trang TTĐT NHPT.
– Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện, áp dụng trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng Trang TTĐT NHPT.
Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Đề tài ngoài ý nghĩa là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, về Trang TTĐT, nhất là về vấn quản lý, khai thác tối đa hiệu quả của Trang TTĐT NHPT giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến 2020, phục vụ tốt nhiệm vụ được NHPT giao.
Giá trị thực tiễn của đề tài
Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng Trang TTĐT NHPT, đưa ra nhóm giải pháp và khuyến nghị; đề tài có giá trị ứng dụng thực tiễn trong việc tổ chức lại bộ máy quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT; nâng cấp hạ tầng cơ sở, kỹ thuật của Trang TTĐT NHPT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
Đề tài nghiên cứu cũng là cơ sở để Tạp chí HTPT đề xuất Đề án Nâng cấp Trang TTĐT NHPT với Lãnh đạo NHPT. Đề án này được tiến hành xây dựng và triển khai trên phạm vi toàn Hệ thống NHPT theo phương pháp phát triển, mở rộng từng bước:
Giai đoạn 2014: Xây dựng hạ tầng và các ứng dụng cơ bản của Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu Trang TTĐTcủa NHPT.
Giai đoạn 2015: Chuẩn hóa, duy trì và phát triển Hệ thống trên cơ sở kết quả triển khai của giai đoạn 2014.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Đề tài gồm 3 chương: 
Chương I: Tổng quan về tổ chức, quản lý và vận hành Trang TTĐT
Chương II: Thực trạng về tổ chức, quản lý, vận hành Trang TTĐT NHPT
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức, quản lý và vận hành Trang TTĐT NHPT
15/07/2023 13:00

“Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống Công nghệ Thông tin của Ngân hàng phát triển Việt Nam”

xây dựng và triển khai các giải pháp mang tính khả thi và ứng dụng cao trong các hoạt động ngắn và trung hạn sẽ góp phần không nhỏ tạo nên sức bứt phá mới cũng như tạo nền móng vững chắc cho sự nghiệp phát triển CNTT sau này của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT).
 
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung:
Xây dựng một số giải pháp cơ bản có tính khả thi để góp phần loại bỏ các tồn tại hiện có hoặc cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của hệ thống CNTT của NHPT giai đoạn 2010 – 2015. Đây là đề tài mang tính khám phá, là định hướng để triển khai các tiểu dự án CNTT trong giai đoạn 2010-2015.Các giải pháp được đề xuất sẽ tương ứng với các mục tiêu cụ thể dưới đây, được triển khai tại HSC nhưng ảnh hưởng tới hệ thống CNTT từ HSC xuống Chi nhánh, do đó có tính ứng dụng cao và sức lan tỏa rộng.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
(1) Xây dựng, phát triển các chính sách phát triển CNTT theo một định hướng rõ ràng, bám sát dự thảo định hướng phát triển chiến lược của NHPT giai đoạn 2010 – 2015.
(2) Đội ngũ CNTT được cùng cố, duy trì, phát triển nguồn nhân lực CNTT cả về chất và lượng, sẵn sàng cho yêu cầu phát triển tương lai.
(3) Quy hoạch lại hệ thống phần mềm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng hiệu quả, chất lượng và an ninh bảo mật hơn.
(4) Nâng cao chất lượng đào tạo CNTT.
(5) Tăng cường chất lượng, hiệu quả trong công tác xử lý, cung cấp thông tin phục vụ điều hành, ra quyết định của lãnh đạo các cấp.
(6) Hướng tới việc xây dựng, đảm bảo một hệ thống CNTT hoạt động ổn định hơn, an toàn hơn.
(7) Rút ngắn thời gian, giảm thủ tục triển khai các dự án CNTT trong khuôn khổ tuân thủ các qui định pháp lý của Nhà nước, dành thời gian quan trọng cho tăng cường chất lượng công nghệ, kỹ thuật của các dự án.
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài được nghiên cứu để áp dụng cho hệ thống CNTT của toàn ngành NHPT (bao gồm Hội sở chính và các Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT).
3.1 Phạm vi thời gian: 
Để đảm bảo tính khả thi, đề tài áp dụng cho giai đoạn ngắn từ 2011 đến 2015, đồng thời bao gồm một số định hướng sau năm 2015.
3.2 Phạm vi về nội dung:
Bao gồm các lĩnh vực quan trọng trong phát triển hệ thống thông tin: chính sách, an ninh, phần mềm ứng dụng nguồn nhân lực, triển khai dự án, đào tạo. Trong đó ưu tiên quan trọng cho hoàn thiện CNTT về mặt phần mềm, xử lý thông tin và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của hệ thống CNTT (nhấn mạnh kế hoạch, định hướng nâng cao chất lượng nhân lực CNTT).
Không bao gồm kinh phí để triển khai các giải pháp.
Không bao gồm so sánh hệ thống CNTT của Ngân hàng PTVN với các ngân hàng thương mại có cùng quy mô mà chỉ đề cập đến kinh nghiệm phát triển hoàn thiện hệ thống CNTT của các ngân hàng thương mại.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Ðể có thể phân tích khách quan và khoa học, có hai loại phương pháp chính đó là:
-Phương pháp trực tiếp: gồm phỏng vấn, điều tra, quan sát, tổ chức hội thảo.
-Phương pháp gián tiếp: gồm thu thập và nghiên cứu tài liệu, điều tra lấy mẫu, phân tích và tổng hợp.
Trong quá trình thực hiện đề tài, có 5 phương pháp chính được vận dụng:
-Thu thập và xử lý tài liệu: Trung tâm CNTT đã tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quá trình hình thành, phát triển và những thành tựu, thách thức trong giai đoạn mới của hệ thống NHPT nói chung và hệ thống tin học nói riêng. Ngoài ra, các tài liệu về mô hình tổ chức của hệ thống CNTT của các tổ chức tài chính tín dụng, về CNTT cũng như các tài liệu về định hướng phát triển CNTT của ngành Ngân hàng cũng được nghiên cứu đầu đủ. Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài liệu thể hiện hệ thống một cách đầy đủ nhất, quan sát cho cái nhìn xác thực và sinh động nhất.
-Quan sát, điều tra, phỏng vấn: Trung tâm CNTT đã cử cán bộ có kinh nghiệm tổ chức các buổi tham quan, phỏng vấn các chuyên gia và điều tra về mô hình CNTT của các đơn vị bạn để lấy kinh nghiệm. Phương pháp phỏng vấn cung cấp thông tin bản chất và thiết thực nhất.
-Phân tích & tổng hợp: Từ những luồng thông tin trực tiếp và gián tiếp kể trên, Trung tâm CNTT đã tiến hành tổ chức các buổi họp phân tích và tổng hợp các nguồn thông tin từ đó đưa ra những kết luận và đề xuất phù hợp với trình độ phát triển CNTT của NHPT.
-Tổ chức hội thảo trong nội bộ Trung tâm CNTT và phối hợp tổ chức với các đơn vị bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong triển khai các đề tài tương tự.
 
5.KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC:
Bên cạnh việc đạt được các mục tiêu đặt ra ban đầu, sản phẩm cụ thể của đề tài sẽ bao gồm:
-Số liệu điều tra: 
1.Thực trạng hệ thống CNTT của NHPT: các tồn tại và yêu cầu;
oKhảo sát học hỏi từ các tổ chức tín dụng ngân hàng lớn ở Việt Nam như Cục Công nghệ tin học Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Công thương.
-Các tài liệu thu thập, dịch:
2.Những tài liệu về quá trình thành lập, thành tựu và chiến lược phát triển trong giai đoạn mới của NHPT;
3.Tài liệu về hệ thống tin học NHPT: Đề án tổng thể phát triển hệ thống thông tin Quỹ HTPT giai đoạn 2001-2005, Đề án triển khai các phần mềm ứng dụng, tài liệu dự thảo Kế hoạch phát triển hệ thống thông tin NHPT giai đoạn 2005-2010, …
4.Tài liệu về mô hình CNTT của tổ chức tài chính – tín dụng do các đơn vị bạn cung cấp;
5.Tài liệu thu thập trong quá trình triển khai của văn phòng Cố vấn CNTT của NHPT giai đoạn 2008-2009.
6.Các tài liệu kỹ thuật về công nghệ mạng truyền thông; công nghệ phát triển ứng dụng multi-layer; Oracle Database; kiến trúc ứng dụng và mô hình xử lý dữ liệu của các Ngân hàng thương mại nước ngoài; …
-Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt:
7.Thuyết minh, Đề cương nghiên cứu;
8.Các báo cáo tham luận, phân tích của chuyên gia độc lập, các ý kiến đóng góp cho đề tài.
9.Slide trình chiếu.
-Quyển đề tài bao gồm 4 chương và các phụ lục liên quan (nếu có).
10.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Khi đề tài được triển khai thành công, hiệu quả đem lại cho NHPT sẽ là các cải tiến, thay đổi hữu ích, tác động trực tiếp đến hiệu suất và hiệu quả làm việc của bộ máy CNTT của NHPT cũng như tác động tích cực đến hoạt động của NHPT, trong đó:
– Tiết kiệm cho NHPT: 
11.Chống lãng phí nguồn lực CNTT khi đã có kế hoạch, phương án triển khai CNTT rõ ràng, chặt chẽ, tối ưu và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của NHPT.
12.Tiết kiệm các chi phí trong hoạt động CNTT cũng như hoạt động nghiệp vụ: truyền tin, in, photo, điện … đặc biệt là chi phí nhân lực. Đây là đóng góp dễ nhận thấy khi triển khai thành công VDB online và HO report.
13.Tiết kiệm do đào tạo đội ngũ nắm được công nghệ, giảm bớt việc thuê các chuyên gia bên ngoài. Sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài trong các hệ thống có quy mô lớn là tất yếu. Tuy nhiên nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược phát triển đồng bộ, việc sử dụng các chuyên gia sẽ hiệu quả hơn nhiều. Trong một số dự án cho thấy có thể giảm số ngày làm việc xuống hơn một nửa. Với chi phí hiện tại cho chuyên gia Việt nam so với bên ngoài hiện khoảng bằng 1/10, đó sẽ là một khoản tiết kiệm đáng kể.
14.Tiết kiệm do Trung tâm CNTT chủ động đề xuất: trung tâm CNTT là đơn vị phát triển đề tài nên khi triển khai sẽ rõ ràng, thuận tiện và chủ động.
– Đem lại lợi ích: 
15.Hệ thống thông tin hoạt động có hiệu quả, an toàn và ổn định hơn, đóng góp tích cực cho chất lượng hoạt động nghiệp vụ, giảm chi phí hoạt động và tăng hiệu quả sử dụng vốn trong CNTT.
16.Tận dụng tối đa được các nguồn lực CNTT, tăng năng suất lao động.
Tóm lại, đề tài sẽ đáp ứng giải quyết một số yêu cầu cấp bách hiện tại, đồng thời góp phần xây dựng nền tảng căn bản của hệ thống thông tin, chuẩn bị cho các bước hiện đại hoá ngân hàng sau này.
17.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài được kết cấu gồm 4 phần (chương) chính và các phụ lục (nếu có), trong đó:
Phần Mở đầu giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan đối với việc đầu tư phát triển hệ thống CNTT của NHPT nói chung và yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng các giải pháp khả thi để tăng hiệu quả hoạt động của NHPT nói riêng.
Phần tiếp theo (Chương I) giới thiệu tổng quan chung về hệ thống CNTT của NHPT từ khi thành lập (bao gồm giai đoạn tiền thân là Quỹ Hỗ trợ phát triển) đến nay, trong đó nêu bật đặc thù tuổi đời hoạt động non trẻ trong lĩnh vực ngân hàng, vai trò của hệ thống CNTT trong tổ chức và đặc thù hệ thống CNTT đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Chương II giới thiệu các hiện trạng của hệ thống CNTT của NHPT, trong đó nêu bật các tồn tại, vướng mắc dưới góc độ CNTT đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ (Công nghệ vị nghiệp vụ); đồng thời nêu bật các yêu cầu của lãnh đạo NHPT và các bộ phận nghiệp vụ đối với hệ thống CNTT để đáp ứng nhu cầu phát triển của NHPT.
Chương III tập trung mô tả các giải pháp cụ thể theo một khuôn mẫu thống nhất có tính logic cao để đảm bảo tính khả thi của việc triển khai các giải pháp trong thực tế. Các nhóm giải pháp tương ứng với các nhóm mục tiêu cụ thể, tập trung vào: (1) Giải pháp về chính sách quản lý CNTT; (2) Giải pháp về tăng cường bộ máy tổ chức và nhân lực; (3) Giải pháp về phần mềm ứng dụng; (4) Giải pháp về công tác đào tạo; (5) Giải pháp về vận hành xử lý thông tin; (6) Giải pháp về an ninh CNTT; (7) Giải pháp về triển khai các dự án CNTT. Phần cuối cùng sẽ nêu bật các yếu tố đảm bảo sự thành công trong thực tế của đề tài, tức là nếu các yếu tố này bị vi phạm thì khả năng thành công trong thực tế sẽ giảm xuống hoặc thậm chí sẽ thất bại. Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, đề tài sẽ không bao gồm tính toán kinh phí để triển khai.
Chương cuối cùng là phần kết luận chung đối với đề tài trong đó nêu bật tính khả thi, hiệu quả và đóng góp của đề tài cho hoạt động và sự phát triển của NHPT nói chung và hệ thống CNTT nói riêng.
23/09/2023 10:34

“Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 trong hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long”

Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của NHPT từ đó đề xuất việc áp dụng một số tiêu chí của hệ thống quản lý chất lượng theo hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 vào hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh.
 
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Trong thời gian qua Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính để góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư mới và giúp các doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Trong đó Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước được đưa ra với mục tiêu hướng tới việc xây dựng và thực hiện quy trình xử lý công việc phù hợp với quy định của pháp luật, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công.
Đối với hoạt động của Ngành ngân hàng nói chung và Hệ thống Ngân hàng Phát triển nói riêng, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hành chính theo tiêu chuẩn ISO trong hoạt động nghiệp vụ sẽ làm tăng uy tín trong họat động của Ngân hàng đó là cơ sở để thực hiện việc hiện đại hóa ngân hàng. 
Do đó, thông qua việc nghiên cứu ưu điểm, hạn chế của mô hình hoạt động nghiệp vụ tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long giai đoạn 2008-2011, qua nghiên cứu đánh giá nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của Ngân hàng phát triển từ đó có thể đề xuất mô hình họat động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của NHPT từ đó đề xuất việc áp dụng một số tiêu chí của hệ thống quản lý chất lượng theo hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 vào hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh.
Mục tiêu cụ thể
– Phân tích thực trạng mô hình tổ chức hoạt động nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của Chi nhánh NHPT Vĩnh Long, giai đoạn 2008-2011;
– Phân tích nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của Chi nhánh NHPT Vĩnh Long trong việc cần nâng cao hiệu quả mô hình hoạt động nghiệp vụ tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long;
– Trên cơ sở sử dụng một số tiêu chí  theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2008;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
– Khách hàng đã vay vốn tại Chi nhánh;
– Khách hàng đã được Chi nhánh bảo lãnh để vay vốn NHTM thực hiện dự án đầu tư;
– Khách hàng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tại Chi nhánh;
– Các Khách hàng thuộc đối tượng vay vốn nhưng chưa vay vốn tại Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (Khách hàng tiềm năng), Khách hàng thuộc đối tượng được bảo lãnh vay vốn NHTM thực hiện dự án đầu tư;
– Cán bộ, công chức của Chi nhánh có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nghiệp vụ tín dụng ĐTPT.
Phạm vi nghiên cứu
– Các trình tự thủ tục và các mối quan hệ trong giải quyết thủ tục, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước trong Chi nhánh (Không xem xét mối quan hệ giữa Chi nhánh và Hội sở chính) và trình tự giải quyết công việc của Chi nhánh đối với khách hàng.
– Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng đối với mô hình hoạt động hiện tại của Chi nhánh và nhu cầu của khách hàng trong việc hoàn thiện mô hình hoạt động nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh.
– Giới hạn nghiên cứu: 
+ Chỉ nghiên cứu tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long và các khách hàng của Chi nhánh NHPT Vĩnh Long từ năm 2008 đến 2011.
+ Chỉ nghiên cứu một số tiêu chí của Bộ ISO 9001-2008 như: Điều kiện vật chất, sự sẵn sàng phục vụ, cách ứng xử và đồng cảm, tính công khai minh bạch,.. là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh theo ISO 9001-2008.
– Hướng phát triển của đề tài: Nếu áp dụng thành công mô hình tại Chi nhánh và có điều kiện sẽ tổ chức mở rộng nghiên cứu ra khu vực và hệ thống.
Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập và xử lý tài liệu: Bao gồm số liệu sơ cấp và thứ cấp:
– Nghiên cứu gián tiếp (Số liệu thứ cấp): Dựa vào các thông tin thứ cấp bên trong và ngoài hệ thống NHPT Việt Nam, như: các báo cáo hoạt động từ năm 2008-2011 của Chi nhánh NHPT Vĩnh Long, các báo cáo chuyên đề, các bài viết đăng trên tạp chí HTPT và các tạp chí khác, thông tin trên các trang website và kết quả của các nghiên cứu khác đã được công bố,…
– Nghiên cứu trực tiếp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu bằng mẫu câu hỏi đã chuẩn bị trước. Nội dung bảng câu hỏi nghiên cứu soạn thảo dựa trên các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng hành chính theo tiêu chuẩn ISO và đặc điểm hoạt động của ngành.
Điều tra: 
Xác định tổng thể là các khách hàng và khách hàng tiềm năng của Chi nhánh. Cỡ mẫu (số phiếu điều tra, thu thập thông tin) dự kiến khoảng 128 mẫu với tỷ trọng 80% là khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh; 10% khách hàng tiềm năng và 10% là cán bộ nghiệp vụ tại Chi nhánh.
Phân tích: 
Đề tài sử dụng các mô hình phân tích sau:
– Phân tích thống kê mô tả: Đề tài dùng phương pháp thống kê mô tả để so sánh và phân tích thực trạng của Chi nhánh trong các vấn đề liên quan đến ý kiến của khách hàng về ISO tại Chi nhánh. Các đặc trưng mẫu bao gồm các chỉ tiêu: giá trị trung bình, giá trị cao nhất, giá trị thấp nhất và sai số chuẩn.
– Phân tích tần số: Để đo lường tần số xuất hiện của các yếu tố để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố. 
– Phân tích SWOT: Sử dụng cách đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ hiện nay của hoạt động nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long theo số liệu tổng hợp được, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện theo mục tiêu quản chất lượng ISO.
Công cụ phân tích: 
Các thông tin, số liệu nghiên cứu sẽ được phân tích xử lý bằng phần mềm SPSS và Microsoft Excel.
Tổng hợp: 
Dựa trên kết quả của các mô hình phân tích sẽ tổng hợp kết quả xử lý số liệu. Dựa vào kết quả xử lý số liệu và kết quả hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia sẽ tổng hợp thành kết quả nghiên cứu.
Tổ chức hội thảo: 
Sau khi có kết quả xử lý số liệu nghiên cứu, dự kiến sẽ mời một số nhà khoa học, chuyên gia và một số ngành có liên quan để thảo luận về kết quả nghiên cứu. Dựa trên các ý kiến đóng góp sẽ hoàn thiện đề tài nghiên cứu và trình hội đồng khoa học của ngành nghiệm thu.
Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về tín dụng đầu tư của nhà nước và hệ thống quản lý chất lượng hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Chương II: Thực trạng mô hình tổ chức hoạt động nghiệp vụ tín dụng đầu tư của Chi nhánh NHPT Vĩnh Long
Chương III: Các giải pháp để nâng cao hiệu quả mô hình hoạt động nghiệp vụ tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
17/10/2023 09:23

“Hoàn thiện tổ chức và hoạt động pháp chế trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam”

Nội dung đề tài là sản phẩm của quá trình nghiên cứu về tổ chức, pháp chế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hai giai đoạn: giai đoạn Quỹ Hỗ trợ phát triển và giai đoạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, được công bố theo quy định.
 
Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hai giai đoạn phát triển, từ Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) sang NHPT, tổ chức pháp chế của NHPT đã được thành lập, phát triển và đang dần hoàn thiện từ Hội Sở chính đến Sở Giao dịch và Chi nhánh. Với định hướng tiến tới một ngân hàng chuyên nghiệp, từng bước tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động thì nội dung công tác pháp chế cũng như các quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức pháp chế cũng cần bổ sung, làm rõ và hoàn thiện.
Mặt khác, qua một thời gian hoạt động, thực tiễn đã cho thấy, quy định về mô hình tổ chức, về chức năng nhiệm vụ của tổ chức pháp chế ở NHPT còn nhiều hạn chế nên cần có sự nghiên cứu, hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức pháp chế NHPT.
Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam chính thức gia nhập WTO và thực thi các cam kết với cộng đồng quốc tế trên tư¬ cách thành viên của tổ chức kinh tế – th¬ương mại lớn nhất thế giới; NHPT chuẩn bị thông qua Đề án Chiến l¬ược hoạt động của NHPT đến năm 2020; Đề án tái cấu trúc hoạt động NHPT đến năm 2015 và đang triển khai các hoạt động nhằm đa dạng hoá, đa năng hoá tiến tới một ngân hàng chuyên nghiệp, là công cụ quan trọng của Chính phủ trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy hoạt động xuất khẩucủa đất nước. Vì vậy,tổ chức và hoạt động pháp chế của NHPT cần được kiện toàn, củng cố, phát triển để tham m¬ưu tốt nhất cho Ban lãnh đạo NHPT, hỗ trợ tốt nhất về mặt pháp lý cho toàn hệ thống trong thực hiện chính sách tín dụng đầu t¬ư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Từ đó cho thấy việc nghiên cứu tìm hiểu những tồn tại, phân tích làm rõ nguyên nhân và đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức pháp chế đáp ứng được yêu cầu hiện tại cũng như định hướng phát triển của tổ chức pháp chế của NHPT gắn liền với xu thế phát triển của NHPT là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. 
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
– Khái quát, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức pháp chế của các doanh nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật và chức năng nhiệm vụ của tổ chức pháp chế ở một tổ chức ngân hàng;
– Phân tích thực trạng tổ chức và thực trạng hoạt động pháp chế trong hệ thống NHPT qua hai giai đoạn phát triển: Quỹ HTPT và NHPT;
– Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động pháp chế trong hệ thống NHPT.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đếntổ chức, hoạt động của tổ chức pháp chế trong toàn hệ thống NHPT kể từ khi tổ chức tiền thân trực tiếp của NHPT là Quỹ HTPT được thành lập và đi vào hoạt động (01/01/2000) đến năm 2011, chia thành 02 giai đoạn: giai đoạn Quỹ Hỗ trợ phát triển (từ năm 2000 đến tháng 07/2006) và giai đoạn NHPT (từ tháng 07/2006 đến 30/12/2011).
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Thu thập và xử lý tài liệu
– Điều tra
– Thống kê
– Phân tích, tổng hợp
– Tổ chức hội thảo
Những đóng góp của đề tài
Việc nghiên cứu và đưa ra một đề tài hoàn chỉnh về tổ chức và hoạt động pháp chế trong hệ thống NHPT đã có những đóng góp quan trọng cho công tác pháp chế của NHPT:
– Đưa ra hệ thống cơ sở lý luận cho tổ chức và hoạt động pháp chế tại Việt Nam.
– Đưa ra hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động pháp chế tại các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; nghiên cứu các quy định về tổ chức và thực trạng công tác pháp chế tại Ngân hàng Nhà nước và tại các Ngân hàng thương mại thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
– Đưa ra được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh, cụ thể về thực trạng tổ chức thực hiện công tác pháp chế và thực trạng về tình hình thực hiện công tác pháp chế trong toàn hệ thống NHPT. Từ đó, đề tài chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, nguyên nhân.
– Đưa ra các các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động pháp chế tại NHPT.
Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 03 chương, cụ thể như sau:
Chương I:  Cơ sở lý luận và các quy định pháp lý về tổ chức và hoạt động pháp chế 
Chương II: Thực trạng tổ chức và hoạt động pháp chế tại NHPT từ giai đoạn Quỹ HTPT đến nay
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động pháp chế tại NHPT.
Sản phẩm khoa học công nghệ của đề tài là: dự thảo Quyết định của Tổng Giám đốc NHPT về việc ban hành Quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức pháp chế tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Những cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất thế giới 40 năm qua

Chỉ trong vài thập kỷ, tình hình tài chính ở nhiều khu vực, từ châu Á, châu Âu, Mỹ
đều gặp rắc rối, thậm chí gây tác động lan truyền ra toàn cầu.
Vài tuần nay, thị trường tài chính toàn cầu hỗn loạn vì hai vụ sụp đổ ngân hàng
tại Mỹ và đại gia ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse bị đối thủ UBS mua lại. Những lo
ngại về sức khỏe ngành ngân hàng đang ngày càng lan rộng.
Cổ phiếu Deutsche Bank hôm 24/3 có thời điểm mất tới 15%, sau khi phí với hợp
đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS) của ngân hàng này tăng vọt lên đỉnh 4 năm. Việc
này cho thấy nhà đầu tư đang lo ngại về sự ổn định của các ngân hàng châu Âu.
Bên cạnh đó, các nền kinh tế có thể sẽ chịu sức ép khi việc tăng lãi suất khiến nhiều
nhà băng gặp rắc rối hơn nữa.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT từ kinh nghiệm thực tế

Võ Thanh Phong Chi nhánh NHPT KV Cần Thơ (Bài đạt Giải Khuyến khích Cuộc thi viết về 15 năm Thành lập NHPT - Bài viết được biên tập phù hợp đăng trên Tạp chí HTPT) Ngày 30/09/2021

Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 215/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Ngày 05/03/2024

Bàn về công tác giảm nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Bùi Thị Thu Nga Chi nhánh NHPT Ninh Bình (Bài đạt giải Khuyến khích Cuộc thi viết về 15 năm thành lập NHPT, Bài viết đã được biên tập phù hợp đăng trên Tạp chí HTPT) Ngày 30/07/2023

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc

Phòng Tổng hợp Chi nhánh NHPT KV Thừa Thiên Huế - Quảng Trị (bài đăng Tạp chí HTPT, Tháng 4/2021). Ngày 29/04/2023